Húc Liệt Ngột chinh phạt Bao_vây_Baghdad_(1258)

Năm 1257, Mông Kha quyết tâm thiết lập quyền lực vững chắc đối với Lưỡng Hà, Syria, và Iran. Đại hãn cho em trai là Húc Liệt Ngột quyền lực đối với một hãn quốc phụ thuộc là Y Nhi, chỉ thị phải buộc các quốc gia Hồi giáo phải quy phục, trong đó có Đế quốc Abbas. Mặc dù không tìm cách phế truất Al-Musta'sim, song Mông Kha lệnh cho Húc Liệt Ngột tàn phá Baghdad nếu Khalip từ chối các yêu sách về đích thân quy phục Húc Liệt Ngột và nộp cống dưới hình thức viện trợ quân sự, nhằm củng cố quân đội của Húc Liệt Ngột trong các chiến dịch chống lại các quốc gia Ismaili tại Iran ngày nay.

Để chuẩn bị cho xâm chiếm, Húc Liệt Ngột gây dựng một lực lượng viễn chinh lớn, bắt mỗi một trong mười nam giới trong độ tuổi đi lính trên toàn Đế quốc Mông Cổ, tập hợp được một đạo quân Mông Cổ có thể là đông đảo nhất từng tồn tại với một ước tính cho là 150.000.[18] Các tướng quân của đạo quân gồm Arghun Agha, Baiju, Buqa Temür, Quách Khản, và Kitbuqa, Sunitai và nhiều người khác.[19] Lực lượng cũng được bổ sung từ quân Cơ Đốc giáo, bao gồm của Quốc vương Armenia, một đạo quân Frank từ Công quốc Antioch,[20] và một lực lượng Gruzia tìm cách báo thù người Abbas Hồi giáo vì các shah của Khwarazm cướp phá thủ đô Tiflis nhiều thập niên trước.[21] Khoảng 1.000 pháo thủ người Hán tháp tùng quân đội Mông Cổ,[22] cùng với đó là các lực lượng phụ trợ người Ba Tư và Đột Quyết theo như lời của sử gia Ba Tư đương đại Ata-Malik Juvayni.

Húc Liệt Ngột dẫn quân đến Iran, tại đây ông thắng lợi trong chiến dịch chống người Lur, Bukhara, và dư đảng của Khwarezm. Sau khi chinh phục họ, Húc Liệt Ngột chuyển hướng chú ý sang Hashshashin dòng Ismaili và Đại sư của họ là Imam 'Ala al-Din Muhammad, những người nỗ lực ám sát Mông Kha và thuộc hạ của Húc Liệt Ngột là Khiếp Đích Bất Hoa (Kitbuqa). Mặc dù Hashshashin thất bại trong cả hai nỗ lực, song Húc Liệt Ngột vẫn tiến quân đến thành trì của họ tại Alamut, và chiếm được thành. Người Mông Cổ sau đó hành quyết Đại sư Imam Rukn al-Dun Khurshah, là người kế nhiệm 'Ala al-Din Muhammad trong thời gian 1255-1256.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bao_vây_Baghdad_(1258) http://www.alhassanain.com/english/book/book/histo... //books.google.com/books?id=BZf_L1V7NLUC&pg=PA173 //books.google.com/books?id=DRByAAAAMAAJ&pg=PA292 http://lostislamichistory.com/mongols/ http://www.newyorker.com/archive/2005/04/25/050425... http://www.saudiaramcoworld.com/issue/198305/the.g... http://www.uwgb.edu/dutchs/WestTech/xmongol.htm http://depts.washington.edu/silkroad/lectures/wule... http://home.alltel.net/bsundquist1/ir5.html http://www.telusplanet.net/dgarneau/euro54.htm